Cấp giấy C/O form E và quy tắc xuất xứ China - Asean

Giấy chứng nhận hàng hóa mẫu E (sau đây gọi là C/O form E) là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là “Hiệp định khung ACFTA”) được ký tại Phnompenh – Campuchia ngày 4/11/2002. Tổ chức cấp C/O form E là các đơn vị được Bộ Thương mại ủy quyền cấp C/O form E. Người đề nghị cấp C/O form E bao gồm người xuất khẩu, nhà sản xuất, người đại diện có giấy ủy quyền hợp pháp của người xuất khẩu hoặc nhà sản xuất.

 

1. Thủ tục cấp C/O form E:

1.1. Đăng ký hồ sơ thương nhân:
a. Người đề nghị cấp C/O chỉ được xem xét cấp C/O form E tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân sau khi đã hoàn thành thủ tục đăng ký Hồ sơ thương nhân. Hồ sơ đăng ký hồ sơ thương nhân bao gồm:
- Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O form E và con dấu của thương nhân;
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân (bản sao có dấu sao y bản chính);
- Giấy chứng nhận đăng ký mã số thuế (bản sao có dấu sao y bản chính);
- Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân.

b. Mọi sự thay đổi trong hồ sơ thương nhân phải được thông báo cho Tổ chức cấp C/O nơi đã đăng ký trước khi đề nghị cấp C/O form E. Trong trường hợp không có thay đổi gì, hồ sơ thương nhân vẫn phải được cập nhật hai (02) năm một lần.

c. Trong trường hợp đề nghị cấp C/O tại nơi cấp khác với nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đây, người đề nghị cấp C/O phải cung cấp những lý do thích hợp bằng văn bản nêu rõ lý do khô đề nghị cấp C/O tại nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân trước đó và phải đăng ký hồ sơ thương nhân tại Tổ chức cấp C/O mới đó.

d. Các trường hơp trước đây đã đề nghị cấp C/O form E nhưng chưa đăng ký Hồ sơ thương nhân phải đăng ký Hồ sơ thương nhân tại thời điểm đề nghị cấp C/O mẫu E.

1.2. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O form E:

a. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O form E gồm:
- Đơn đề nghị cấp C/O form E đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ;
- Bộ C/O form E đã được khai hoàn chỉnh gồm một (01) bản chính và ba (03) bản sao;
- Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan;
- Hóa đơn thương mại;
- Vận tải đơn.

b. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm xuất khẩu.

c. Các loại giấy tờ là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ quan công chứng đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.

1.3. Tiếp nhận Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O form E:
Khi người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ, cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ. Cán bộ tiếp nhận phải thông báo cụ thể yêu cầu bằng văn bản, lập giấy biên nhận bộ hồ sơ và giao cho người đề nghị cấp một bản khi Tổ chức cấp C/O yêu cầu xuất trình thêm những chứng từ này hoặc khi người đề nghị cấp C/O yêu cầu.

1.4. Thời hạn cấp C/O form E:
a. Thời hạn cấp C/O form E không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.

b. Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O form E hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O form E đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản. Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, người đề nghị cấp C/O ký. Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấ C/O form E đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.

c. Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi của người xuất khẩu.

1.5. Cấp sau C/O form E:
Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp bất khả kháng của người đề nghị cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ cấp C/O form E cho hàng hóa đã được giao trong thời hạn không quá một (01) năm kể từ ngày giao hàng. C/O form E được cấp trong trường hợp này phải đóng dấu “cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng” bằng tiếng Anh: “ISSUED RETROA CTIVELY”.

1.6. Cấp lại C/O form E:
Trong trường hợp C/O form E bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Tổ chức cấp C/O form E có thể cấp lại bản sao chính thức C/O form E và bản sao thứ ba (Triplicate) trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại có kèm theo bản sao thứ tư (Quadruplicate) của lần cấp đầu tiên, có đóng dấu vào Ô số 12 “sao y bản chính” bằng tiếng Anh: “CERTIFIED TRUE COPY”.

1.7. Từ chối cấp C/O form E:

a. Tổ chức cấp C/O có quyền từ chối cấp C/O form E trong các trường hợp sau:
- Người đề nghị cấp C/O form E chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân;
- Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O form E không chính xác, không đầy đủ như quy định;
- Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
- Xuất trình bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhận;
- C/O form E được khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;
- Hàng hóa không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn xuất xứ.
- Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất cứ ACFTA hoặc người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất cứ của sản phẩm.
b. Khi từ chối cấp C/O form E, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do bằng băng bản cho người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ ngày từ chối.
 
2. Qui tắc xuất xứ Trung Quôc- Asean
Để xác định xuất xứ của các hàng hóa đủ điều kiện để hưởng các ưu đãi thuế quan theo Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, các qui tắc sau đây được áp dụng.
 
- Tiêu chuẩn xuất xứ
- Quy tắc cộng gộp
- Tiêu chí cụ thể mặt hàng
- Những công đoạn gia công chế biến giản đơn
- Qui tắc vận tải trực tiếp
- Qui định về đóng gói
- Phụ kiện phụ tùng và dụng cụ
- Các yếu tố trung gian
 
Giấy chứng nhận hàng hóa Form E là Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ( viết tắt là C/O) cấp cho hàng hóa Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế toàn diện giữa Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ( sau đây gọi tắt là “ Hiệp định khung ACFTA”) được kí tại Phnômpênh – Campuchia ngày 4/11/2002.
Hàng hóa được cấp giấy chứng nhận Form E là các hàng hóa đáp ứng điều kiện về xuất xứ quy định tại  Hiệp định khung ACFTA.
Bộ giấy chứng nhận form E được cấp bao gồm một (01) bản chính và ba (03) bản sao.
 
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan có trách nhiệm cấp C/O form E trong vòng:
2h làm việc đối với trường hợp thông thường, 4h làm việc nếu cần cung cấp thêm các tài liệu cần thiết

1.1. Tiêu chí xuất xứ
Theo Hiệp định này, sản phẩm do một bên nhập khẩu được coi là có xuất và điều kiện để hưởng ưu đãi thuế quan nếu sản phẩm đó đáp ứng các quy định về xuất xứ đối với  1 trong 2 trường hợp dưới đây

- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một bên ( hàng có xuất xứ thuần túy)
Các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ một bên:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được thu hoạch, hái hoặc thu lượm ở đó
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng ở đó
- Các sản phẩm thu được từ động vật sống được đề cập tại khoản 2
- Các sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại đó.
- Các khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên, chưa được liệt kê ở trên, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển
- Các sản phẩm lấy từ vùng lãnh hải, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của bên đó, với điều kiện là bên đó có quyền khai thác vùng lãnh hải, đáy biển và dưới đáy biển đó theo luật quốc tế.
- Các sản phẩm đánh bắt ở biển và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả bằng tàu được đăng ký tại một bên hoặc được phép treo cờ của bên đó.
- Các sản phẩm được chế biến và/ hoặc được sản xuất ngay trên tàu được đăng kí tại một bên hoặc được phép treo cờ của bên đó trừ các sản phẩm được đề cập tại khoản 7 của điều này.
- Các vật phảm được thu thập ở đó nhưng không còn thực hiện được những chức năng ban đầu và cũng không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm các vật liệu thô, hoặc dùng vào mục đích tái chế
- Các hàng hóa thu được hoặc được sản xuất tại một bên chỉ từ các sản phẩm được đề cập ở trên.
 - Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của một bên( hàng hóa có xuất xứ không thuần túy)
 
Đối với hàng hóa có xuất xứ không thuần túy, một sản phẩm được coi là có xuất xứ nếu:
 
- Ít nhất 40%hàm lượng của sản phẩm có xuất xứ từ bất kì bên nào hoặc
- Nếu tổng giá trị của các nguyên vật liệu, một phần hoặc cả sản phẩm có xuất xứ từ bên ngoài lãnh thổ của một bên ( không phải là thành viên của ACFTA) không vượt quá 60% giá trị của sản phẩm tính theo giá FOB được sản xuất hoặc thu được với điều kiện là qui trình cuối cùng trong quá trình sản xuất được thực hiện trên lãnh thổ của 1 bên.

- Công thức hàm lượng ACFTA được tính toán như sau:
+ (Giá trị của các nguyên vật liệu không có xuất xứ ACFTA+ giá trị của các nguyên vật liệu không xác định được)/ giá FOB*100% ≤ 60%
+ Do đó hàm lượng ACFTA = 100%- nguyên vật liệu không có xuất xứ ACFTA= ít nhất 40%
+ Giá trị của các nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ là
+ Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của các nguyên vật liệu, hoặc
+ Giá xác định ban đầu của các nguyên vật liệu có xuất xứ không xác định được tại lãnh thổ của Bên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến
+ Trong phạm vi của qui tắc này, “nguyên liệu có xuất xứ” được xem là nguyên vật liệu mà nước xuất xứ của nó, chính là nước nguyên vật liệu được sử dụng để sản xuất.

1.2. Qui tắc cộng gộp
Các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu xuất xứ theo hàm lượng ACFTA và được sử dụng tại một bên như là đầu vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi theo Hiệp định được coi là các sản phẩm xuất xứ tại Bên gia công, chế biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ACFTA ( có nghĩa là cộng gộp toàn bộ, được áp dụng đối với tất cả các bên) của sản phẩm cuối cùng không nhỏ hơn 40%.
 
1.3. Qui tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thế (PSR).
 

Qui định tại phụ lục 1 Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Bộ Công thương.
a. Quy định chung
Sản phẩm thỏa mãn quy tắc xuất xứ quy định tại Phụ lục này sẽ được coi là trải qua chuyển đổi cơ bản và sẽ được coi là có xuất xứ của Bên diễn ra quá trình chuyển đổi cơ bản đó.
Trong trường hợp một sản phẩm có sự tham gia sản xuất của từ hai Bên trở lên thì sản phẩm đó sẽ có xuất xứ của Bên diễn ra quy trình chuyển đổi cơ bản cuối cùng.
b. Quy tắc đơn nhất
Những tiêu chí xuất xứ cụ thể là những tiêu chí duy nhất để xác định xuất xứ cho những sản phẩm tương ứng dưới đây ( phụ lục 1 thông tư 36). Khi nộp đơn đề nghị cấp C/O Mẫu E cho những sản phẩm này, người xuất khẩu chỉ được sử dụng duy nhất những tiêu chí cụ thể.
 
1.4. Những công đoạn gia công chế biến giản đơn.
Các thao tác hoặc chế biến được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với nhau nhằm các mục đích được liệt kê dưới đây, được coi là giản đơn và sẽ không được tính đến trong việc xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại một nước hay không:

- Những công đoạn bảo quản để đảm bảo hàng hía trong điều kiện tốt nhằm mục đích vận chuyển hay lưu kho.
- Những công đoạn nhằm hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận chuyển.
- Đóng gói hoặc trưng bày hàng hóa để bán.

1.5. Vận chuyển trực tiếp
Các trường hợp sau được coi là chuyển hàng trực tiếp từ Bên xuất khẩu đến Bên nhập khẩu:
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển qua lãnh thổ của bât kỳ một nước thành viên ACFTA nào.
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ACFTA nào khác.
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian không phải là thành viên ACFTA có hoặc không có chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện:
 
Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lý hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải
Sản phẩm không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó
Sản phẩm không trải qua bất kỳ công đoạn gia công nào khác, ngoại trừ việc dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ sản phẩm trong điều kiện tốt
 
1.6. Qui định về đóng gói
Trong trường hợp để xác định thuế quan, một bên xem xét sản phẩm tách riêng với bao bì. Đối với sản phẩm nhập khẩu từ một bên khác, bên nhập khẩu có thể cũng có thể xác định xuất xứ của bao bì đó riêng rẽ.
Trong trường hợp không xác định xuất xứ bao bì riêng rẽ, việc đóng gói của sản phẩm sẽ được coi là một phần làm nên toàn bộ sản phẩm đó và không xem xét phần đóng gói vì yêu cầu vận chuyển hoặc lưu kho  là được nhập khẩu từ từ bên ngoài ACFTA khi xác định xuất xứ hàng hóa một cách tổng thể.
 
1.7. Phụ kiện phụ tùng và dụng cụ
Xuất xứ của phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin đi kèm theo hàng hóa sẽ bị loại trừ trong việc xác định xuất xứ hàng hóa, miễn là các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin phải được nước thành viên nhập khẩu phân loại và thu thuế nhập khẩu với hàng hóa đó.
 
1.8. Các yếu tố trung gian
Xuất xứ của năng lượng và nhiên liệu, nhà máy và thiết bị hoặc máy móc và công cụ được sử dụng để có hàng hóa, hoặc các nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất mà không còn lại trong hàng hóa hoặc không tao nên một phần của hàng hóa, sẽ không được tính đến khi xác định xuất xứ.
 

Chat trực tuyến

Bạn chỉ cần điền số điện thoại.
Các tư vấn viên sẽ gọi lại ngay cho bạn sau 05 phút

Đóng